20 Trần Cao Vân, Đa Kao, Quận 1, TP.HCM.

EU công bố danh sách cho phép nhập cảnh chính thức

Sau 4 tháng cấm du khách quốc tế, châu Âu sẽ sớm chính thức mở cửa cho du khách từ ít nhất 14 quốc gia: Australia, Canada, Georgia, Alegria, Nhật Bản, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.

The impact on fundamental rights of the proposed Regulation on the ...

Sau nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là về các tiêu chí để cho phép nhập cảnh, danh sách cuối cùng đã được tiết lộ. Trước đó, EU nêu ra 54 cái tên, trong đó có Việt Nam, nhưng cuối cùng chỉ giữ lại 14 cái tên nói trên.

EU công bố danh sách cho phép nhập cảnh chính thức, chưa có Việt Nam, Trung Quốc và đây là lý do được Forbes đưa ra - Ảnh 1.

Forbes giải thích, bên cạnh việc xem xét tỷ lệ lây nhiễm ở các quốc gia khác và phản ứng Covid-19 của họ, một trong những tiêu chí quan trọng quyết định việc khối này cho phép công dân nhập cảnh là đối phương cũng phải mở cửa cho công dân EU, theo báo cáo của Agence France-Presse.

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa mở cửa với du khách châu Âu. Theo Le Monde, danh sách này sẽ được xem xét lại hai tuần một lần, khi sự trở lại của du lịch quốc tế châu Âu dần dần mở ra. Business Insider cho rằng: Trung Quốc cũng sẽ được đưa vào danh sách, miễn là Trung Quốc cho phép du khách Liên minh châu Âu nhập cảnh.

Wifi cầm tay du lịch Châu Âu: weefeego

DU KHÁCH PHẢI HẢ HỐC KHI BIẾT NHỮNG ĐIỀU KỲ BÍ NÀY Ở NHẬT

1. Người dân Nhật Bản rất thích trang trí những chậu cây, hoa trước cửa nhà mình như thế này. Đối với họ, không gian chật hẹp ở các khu trung tâm với những ngôi nhà san sát nhau càng nên được điểm tô thêm màu xanh của thiên nhiên.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 1.

2. Trên thực tế, đường phố Nhật Bản có rất ít thùng rác công cộng. Ý thức của người dân thường rất cao khi họ luôn mang rác bên mình và chỉ vứt đi khi về đến nhà.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 3.

3. Ở Nhật Bản, nhiều căn hộ được trang bị khóa điện tử có thể mở bằng chìa thông thường, mã PIN, thẻ RFID (nhận dạng qua tần số vô tuyến), dấu vân tay hoặc cả ứng dụng trên điện thoại thông minh. Vì vậy, người dân đôi khi còn mở được cửa nhà mình từ cách xa… nửa vòng Trái Đất!

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 5.
Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 5.

4. Phòng tắm ở Nhật thường có một chiếc ghế nhỏ để ngồi tắm thay vì đứng. Đặc biệt, nhờ một bảng điều khiển tự động được đặt ở nhiều căn phòng khác nhau trong nhà, bạn chỉ cần nhấn nút từ xa để chờ đổ đầy và làm ấm nước trong bồn. Quần áo ướt sau khi giặt xong cũng thường được sấy khô trong căn phòng này.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 7.

5. Thói quen ăn uống của người Nhật không chỉ đơn giản là cho vào miệng và thưởng thức. Đối với họ hình thức cũng rất quan trọng. Ví dụ sau khi luộc trứng xong, người ta sẽ sử dụng những bộ khuôn dễ thương thế này để tạo hình cho bắt mắt.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 11.

6. Một nhà xuất bản ở Nhật từng gây xôn xao khi ra mắt những tờ báo có kèm theo cả… hạt giống để sau khi đọc xong, bạn có thể trồng cây từ nó mà không phải vứt bỏ lãng phí.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 15.
Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 15.
Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 15.

7. Chiếc bồn rửa tay “thần kỳ” này thường xuất hiện trong các nhà vệ sinh công cộng, tích hợp sẵn một số chức năng như xịt xà phòng, xả nước và sấy khô tự động. Việc bạn cần làm chỉ là đưa tay lại gần hệ thống cảm biến của nó.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 17.

8. Sản phẩm này được gọi là “nhà vệ sinh di động” dùng một lần với khả năng hấp thụ mùi và biến chất lỏng thành dạng gel. Nó thường được sử dụng cho người già và trẻ nhỏ trong các trường hợp bất khả kháng.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 19.

9. Chắc hẳn ai cũng ái ngại việc thò tay vào túi snack hay bỏng ngô khổng lồ mỗi khi ăn, vừa bất tiện lại mất vệ sinh. Không sao, chiếc kẹp này sinh ra để giải quyết vấn đề đó!

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 21.

10. Ở Nhật Bản, người ta cấm đi xe đạp khi cầm một chiếc ô trong tay. Thay vào đó, bạn có thể gắn nó vào tay lái bằng cách sử dụng một giá đỡ đặc biệt như thế này.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 23.

11. Nếu cảm thấy khó ngủ và cần một ai đó cạnh bên cho bớt cô đơn? Những chiếc gối ôm in hình nhân vật anime nổi tiếng này rất được nhiều người Nhật ưa chuộng đấy!

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 25.

12. Thay vì sử dụng bàn chải thông thường, người Nhật sẽ dùng dụng cụ này để chà rửa toilet. Nó được tích hợp một miếng vải ngâm trong chất tẩy rửa kháng khuẩn gắn vào phần đầu, tránh làm văng mọi thứ tung toé khi thao tác.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 27.

13. Tại một số thành phố phía Bắc nước Nhật, vào mùa đông đường sá thậm chí còn được… sưởi ấm nữa đấy! Người ta thường sử dụng nguồn suối nước nóng ở địa phương hoặc hệ thống điện được tích lũy bởi các tấm pin mặt trời từ mùa hè.

Nước Nhật “diệu kỳ” đến cỡ nào: Đây chính là những điều khiến du khách lần đầu đặt chân đến phải há hốc mồm ngạc nhiên - Ảnh 29.

Các quốc gia khu vực châu á hiện đang nới lỏng du lịch sau Covid19 ra sao?

Hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng tại châu Á đều vắng khách vào mùa hè này vì việc đi lại giữa các nước vẫn bị hạn chế. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc, đang sắp xếp những ưu tiên đặc biệt cho các mục đích kinh doanh.

people at Forbidden City in China during daytime

Tuy nhiên ngay cả khi các chuyến bay mở lại bình thường, khách du lịch sẽ không chấp nhận việc phải cách ly dài ngày trước khi tận hưởng kỳ nghỉ của họ – vì vậy việc kiểm tra xét nghiệm có thể là một phần tất yếu trước và sau chuyến đi.

Dưới đây là những tin tức mới nhất:

ÚC, NEW ZEALAND: Biên giới vẫn bị đóng, chỉ mở cửa cho các công dân về nước, sau đó họ sẽ bị cách ly trong vòng 14 ngày. Úc và New Zealand đã có những thảo luận về du lịch nội bộ giữa hai nước, nhưng New Zealand cho rằng điều đó khó có thể xảy ra khi việc đi lại giữa các bang của Úc vẫn còn bị hạn chế. Du lịch nội bộ có thể diễn ra ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Quần đảo Cook vào thứ năm vừa tuyên bố sẽ mở cửa biên giới với người dân New Zealand từ ngày 19 tháng 6.

architectural photography of building

CAMPUCHIA: Chính phủ Campuchia cho biết họ sẽ thu phí đối với người nước ngoài nhập cảnh để trả các chi phí liên quan đến Covid-19, bao gồm phí đi lại 5 USD từ sân bay đến trung tâm chờ kết quả xét nghiệm,100 USD cho việc xét nghiệm Covid-19 và 30 USD cho chỗ ở tại khách sạn trong khi chờ kết quả.

Angkor Wat, Cambodia

Các khoản chi phí khác như: 30 USD cho các bữa ăn, 15 USD cho việc giặt giũ và dọn dẹp, 6 USD cho một y tá trực và 3 USD cho việc an ninh. Nếu 1 khách du lịch có kết quả kiểm tra dương tính, tất cả các hành khách trên cùng chuyến bay đó sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Mỗi người trong số họ có khả năng phải trả thêm chi phí cho một đến bốn xét nghiệm bổ sung. Chi phí bao gồm 30 USD/ngày cho 1 phòng bệnh và 150 USD/ngày cho việc điều trị. Trong trường hợp tử vong, dịch vụ hỏa táng có giá lên tới 1.500 USD.

TRUNG QUỐC: Công dân có thể về nước, nhưng hầu hết người nước ngoài, bao gồm cả những người có thị thực và giấy phép cư trú hợp lệ vẫn chưa được nhập cảnh. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã ký một chương trình hợp tác với Hàn Quốc và Singapore cho phép những chuyến bay vì mục đích kinh doanh cần thiết, bên cạnh đó tiếp tục đàm phán tương tự với nhiều quốc gia hơn.

architectural photograph of lighted city sky

Điều này cũng đã cho phép các giám đốc điều hành và nhân viên kỹ thuật nước ngoài từ một số quốc gia khác tham gia vào các chuyến bay được phê duyệt trước, đôi khi nới lỏng việc kiểm dịch để đẩy nhanh việc nối lại hoạt động kinh doanh.

ẤN ĐỘ: Biên giới đã bị đóng một cách nghiêm ngặt khi các trường hợp bị nhiễm tăng lên hơn 277.000 ca. Ấn Độ cho biết trong tuần này, họ sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế ngay khi các nước giảm bớt hạn chế đối với công dân nước ngoài.

photo of Taj Mahal

INDONESIA: Công dân và người có thẻ cư trú dài hạn có thể nhập cảnh, nhưng phải mang theo giấy tờ chứng minh không bị nhiễm Covid-19 hoặc trải qua các xét nghiệm tại sân bay. Đất nước này đã mở cửa du lịch nội địa từ thứ Tư với các biện pháp an toàn và kiểm dịch.

black building on gray rock hill

NHẬT BẢN: Theo các nguồn tin từ Chính phủ, Nhật Bản có kế hoạch nới lỏng hạn chế đi lại do Covid-19 bằng việc cho phép khoảng 250 khách du lịch nước ngoài nhập cảnh mỗi ngày đến từ Úc, New Zealand, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu mà Nhật Bản nhắm đến vào mùa hè này ban đầu sẽ áp dụng cho các doanh nhân như giám đốc điều hành và kỹ sư. Đất nước này hiện đang có lệnh cấm nhập cảnh đối với 111 quốc gia và khu vực. Du khách nước ngoài đã đến bất kỳ khu vực nào trong số đó trong vòng hai tuần qua sẽ bị từ chối nhập cảnh.

Mt. Fuji

Nhật Bản đã chọn bốn quốc gia trên vì những quốc gia này đã kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh và có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Nhật Bản. Chính phủ có thể mở rộng danh sách này đối với các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

MALAYSIA: Biên giới vẫn được đóng cửa chặt chẽ, nhưng kể từ thứ 4, việc đi lại giữa các tiểu bang được trở lại bình thường. Công dân trở về nước có kết quả kiểm tra âm tính hiện có thể tự cách ly tại nhà trong 14 ngày, thay vì phải cách ly tại một trung tâm kiểm dịch

Singapore Twin Tower

PHILIPPINES: Công dân nước ngoài đã bị cấm nhập cảnh kể từ ngày 22/3. Chính sách này không áp dụng cho vợ hoặc chồng và con của công dân Philippines là người nước ngoài, công chức ngoại giao và những người làm việc cho các tổ chức quốc tế. Tất cả mọi người, bao gồm cả công dân Philippines đề phải trải qua việc cách ly 14 ngày tại một cơ sở được chỉ định.

aerial photo of body of water between mountains

NGA: Thủ tướng Mikhail Mishustin hôm thứ Hai đã công bố những thay đổi đầu tiên về việc giảm bớt hạn chế đi lại đối với công dân Nga. Ông nói trong một cuộc họp trên truyền hình rằng, Chính phủ đã ký kết sắc lệnh cho phép người dân rời khỏi đất nước để làm việc, học tập hoặc chăm sóc người thân bị bệnh. Người nước ngoài cũng có thể đến Nga để chăm sóc người thân.

brown and gray concrete building during daytime

SINGAPORE: Singapore đang cho phép khách du lịch quá cảnh qua sân bay chính của mình trong khi biên giới vẫn hoàn toàn đóng cửa. Chính phủ đang đàm phán với một vài quốc gia về việc mở cửa du lịch trở lại, bao gồm Malaysia và New Zealand. Một “làn đường riêng” vừa đi vào hoạt động vào ngày 8/6 cho phép các doanh nhân và quan chức đi lại giữa các thành phố với nhau, cũng như đối với sáu khu vực của Trung Quốc mà không phải trải qua việc cách ly dài ngày.

Marina Bay Sands, Singapore

HÀN QUỐC: Một vài chuyến bay quốc tế tiếp tục hoạt động. Tất cả công dân và người nước ngoài nhập cảnh đều bị cách ly trong hai tuần. Các nhà ngoại giao hoặc người nước ngoài đến với mục đích kinh doanh cụ thể sẽ được miễn việc cách ly bắt buộc này nhưng sẽ phải xét nghiệm tại sân bay.

two women walking at road during daytime

THÁI LAN: Lệnh cấm các chuyến bay thương mại quốc tế đã bị gia hạn đến cuối tháng 6. Công dân và người nước ngoài có giấy phép làm việc có thể nhập cảnh với các chuyến bay đặc quyền. Nhưng công dân cần cung cấp giấy chứng nhận do các đại sứ quán Thái Lan cấp, còn người nước ngoài phải trình báo giấy tờ xét nghiệm Covid-19 âm tính. Việc cách ly 14 ngày là bắt buộc khi nhập cảnh tại sân bay. Thái Lan hy vọng sẽ mở cửa du lịch quốc tế trở lại vào cuối năm nay đối với các quốc gia có nguy cơ thấp như Trung Quốc và Hàn Quốc.

two auto rickshaw on the street

VIỆT NAM: Biên giới vẫn đóng cửa, ngoại trừ công dân cũng như các chuyên gia nước ngoài có giấy phép làm việc hợp lệ cùng với giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 âm tính, nhập cảnh trên các chuyến bay đặc quyền. Việc cách ly 14 ngày khi nhập cảnh là bắt buộc. Chính phủ hôm thứ ba ngày 9/6 cho biết, họ đang tìm cách khôi phục các chuyến bay quốc tế đến các quốc gia không có ca nhiễm Covid-19 trong vòng 30 ngày. Sau đó sẽ tiếp tục các chuyến bay này với tần suất hạn chế, ưu tiên các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài.

people walking on bridge during daytime

Tại sao Singapore lại được mệnh danh là đảo quốc sư tử?

Câu trả lời đúng: C

Tên gọi của Singapore gắng liền với một truyền thuyết về hoàng tử Sang Nila Utama

Nguồn gốc cho biệt danh “đảo quốc sư tử” của Singapore gắn với truyền thuyết về Sang Nila Utama, một hoàng tử từ kinh đô Palembang của Vương quốc Srivijayan (nay là Indonesia) vào thế kỷ 14. Hoàng tử này thấy một sinh vật bí ẩn khi đi săn trên đảo Temasek. Coi đó là dấu hiệu của sự may mắn, ông đã lập nên thành phố Singapura trên đảo. 

Người ta cho rằng, sinh vật bí ẩn trên là sư tử, vì vậy khu định cư mới được đặt tên theo loài vật này, bởi Singapura bắt nguồn từ tiếng Phạn, “Simha” nghĩa là sư tử và “Pura” là thành phố. Tuy nhiên, sư tử chưa từng tồn tại ở Singapore, vì đây không phải môi trường sống điển hình của chúng. Loài vật mà hoàng tử nhìn thấy có thể là một con hổ Mã Lai, loài thú hung dữ thường đi lang thang và tấn công dân làng.

 

Nguồn gốc của cái tên đảo quốc sư tử Singapore

Khi người Anh đặt chân đến đảo quốc này vào năm 1819 được coi là thời điểm cái tên Singapore như hiện đại ra đời. Có rất nhiều cách ghi chép tên gọi Temasek, Singapura hay Singapore trong các tấm bản đồ cũ, song khoảng thế kỷ 19 Singapore mới trở thành tên tiếng Anh chuẩn quốc tế của hòn đảo này cho đến ngày nay, theo Culture Trip.

👉Booking Wifi cầm tay đi Singapore giá chỉ 120k/1 ngày hoặc Sim 4g du lịch Singapore chỉ 290k tại Website của Weefeego: https://weefeego.com/

Để biết rõ thêm về sản phẩm vui lòng gọi theo Hotline:

096 981 3781 (HCM)
0932748795 (HN)